Những người thành công phân bố thời gian ra sao?

Thời gian, không phải cứ tiết kiệm mà ra

Giả sử cứ mỗi 20 phút lại quảng cáo 3 phút một lần, vậy thì nếu bạn xem trong vòng 2 tiếng, bạn sẽ tiết kiệm được 18 phút, và dành nó để đi tập thể dục chẳng hạn. Nhưng bạn biết còn có cách gì để bạn có 18 phút vận động mỗi ngày không? Đó là đừng xem phim truyền hình, vậy không phải là được rồi sao?

 Tôi giả sử chúng ta có hai giả thuyết:

Thứ nhất, tôi luôn luôn chuẩn giờ (nhưng tôi không phải vậy), tôi có 4 đứa con, thỉnh thoảng tôi đổ lỗi cho chúng vì sự chậm trễ, nhưng có những lúc thực sự không phải do chúng. Có một lần tôi tới trễ trong một buổi thuyết trình về thời gian, thật mất mặt.

Thứ hai, mọi người luôn giả thuyết rằng tôi có rất nhiều mánh khóe giúp tiết kiệm thời gian. Làm sao để có thêm được 1 tiếng đồng hồ mỗi ngày, tư duy cơ bản đó là "rút" ra từ mỗi hoạt động trong ngày một chút thời gian, vậy là bạn đã có thời gian đi làm những việc có ý nghĩa hơn.

Nói tóm lại, rút ra một chút thời gian từ mỗi một hoạt động, rồi dồn chúng lại, ta sẽ có thời gian đi làm việc mà mình yêu thích. Nhưng, đối với sự hiểu biết của tôi về những người thành công, sau khi nhìn thời gian biểu của họ, tôi phát hiện ra cách làm này không quá ổn.

Chúng ta không thể thông qua tiết kiệm thời gian để sống cuộc sống mà ta muốn, chúng ta trước tiên nên rõ ràng mình muốn sống cuộc sống ra sao, thời gian tự nhiên sẽ tiết kiệm được ra.

Thời gian có tính đàn hồi

Theo khảo sát một dự án mang tên "nhật kí thời gian", dự án này quan sát 1001 ngày bận rộn nhất của các cô gái. Công việc của họ vô cùng bận rộn, lúc thì kinh doanh kiếm thêm, lúc thì chăm con, chăm ba mẹ, nói chung họ đều là những người rất bận rộn. Các nhà nghiên cứu chép lại hành trình trong 1 tuần của họ, tính toán ra thời gian làm việc và ngủ nghỉ của họ, phỏng vấn phương pháp mà họ hay dùng, trong đó có một cô gái, buổi tối thứ 4 cô ấy đi ra ngoài, sau khi quay về phát hiện ống nước bị hỏng, tràn hết nước ra nhà.

Vậy là buổi tối hôm ấy cô ấy phải tự mình đích thân xử lý, ngày hôm sau tìm một người thợ sửa ống nước, ngày hôm sau nữa tìm một người tới dọn dẹp lại nhà cửa, mọi việc tốn mất của cô ấy 7 tiếng đồng hồ trong 1 tuần. 7 tiếng, tương đương với 1 tuần 7 ngày, mỗi ngày phải bỏ ra 1 tiếng.

Giả sử một tuần trước bạn hỏi cô ấy: Bạn có thể bỏ ra 7 tiếng trong tuần này vận động không? Hay bạn có thể bỏ ra 7 tiếng trong 1 tuần để hướng dẫn cậu nhân viên mới kia không? Tôi nghĩ câu trả lời của cô ấy sẽ giống như bao người khác: sao mà được, cậu không thấy tôi bận thế nào à?

Tuy nhiên, rốt cuộc thì cô ấy cũng phải bỏ ra mất 7 tiếng đồng hồ của mình vào "việc không đâu bất khả kháng".

Câu chuyện này nói với chúng ta: thời gian có tính đàn hồi. Chúng ta không thể tạo ra nhiều thời gian hơn, nhưng thời gian lại tự mình điều chỉnh đi thích ứng với việc mà ta lựa chọn làm.

Vì vậy, mấu chốt của quản lý thời gian đó là hãy đối đãi với những việc quan trọng giống như đối đãi với cái ống nước bị hỏng kia vậy.

Những người thành công phân bố thời gian ra sao?

Cũng có phỏng vấn qua một người có thể xem là bận rộn nhất, cô ấy đứng đầu một công ty nhỏ với quy mô 12 nhân viên, thời gian còn lại còn phải chăm sóc 6 đứa con. Tôi tìm tới cô ấy vì muốn phỏng vấn làm sao cô ấy có thể làm được "việc mà ai cũng cho rằng tưởng chừng như không thể" ấy.

Một buổi sáng thứ 5, cô ấy không có thời gian nói chuyện với tôi, nguyên nhân vì cô ấy đi leo núi. Cuối cùng khi tôi liên lạc được với cô ấy, cô ấy nói với tôi: Nghe tôi nói này Laura, mỗi việc tôi làm, mỗi phút mỗi giây tôi bỏ ra đều là lựa chọn của tôi, thay vì nói không có thời gian đi làm cái này, không có thời gian đi làm cái kia, tôi sẽ nói rằng đó không phải là những chuyện tôi cần ưu tiên làm.

Bạn nghĩ xem, đây quả là cách nói chính xác hơn, tôi có lẽ sẽ nói với bạn: tôi không có thời gian đi lau rèm cho bạn, nhưng đó không phải là thật. Giả sử bạn trả cho tôi 5 triệu đi lau rèm cửa cho bạn, tôi lập tức sẽ đi làm ngay. Làm hay không làm, không phải vì có thời gian hay không, mà là bởi tôi có muốn làm hay không.

Điều này nhắc nhở chúng ta: thời gian là một loại lựa chọn. Chúng ta là người thông minh, nên có năng lực phán đoán, lựa chọn đi làm những việc mà ta cảm thấy đáng làm.

Vậy ta phải làm sao? Làm sao để đối xử với những việc ta cần ưu tiên như cách đối xử với cái ống nước hỏng?

Trước tiên, chúng ta phải tìm ra được việc mà mình cảm thấy quan trọng với mình. Ở đây, có 2 bí quyết dành cho bạn:

1. Đứng từ góc độ nghề nghiệp, rằng rất nhiều người vào dịp cuối năm sẽ nhận được đánh giá thành tích trong năm vừa rồi, nhìn lại 1 năm vừa rồi, bạn đã biểu hiện rất tốt ở lĩnh vực chuyên môn của mình, vậy thì 3-5 chuyện nào giúp bạn nổi trội lên như vậy? Từ đó, chúng ta có thể có được khoảng 3-5 mục tiêu để phấn đấu trong năm tới.

2. Xem những chuyện cần được ưu tiên là cái ống nước hỏng, đặt chúng vào lịch trình của ta từ trước đó và suy nghĩ về nó vài tuần trước khi nó xảy ra. Tôi phát hiện ra chiều thứ 6 là khoảng thời gian rất thích hợp để xử lý những chuyện này. Chiều thứ 6 được các nhà kinh tế xem là thời gian"cơ hội chi phí thấp", chẳng ai nghĩ tới việc làm sao để chạy nước rút vào chiều thứ 6 cả.

Vì vậy, bạn vào mỗi chiều thứ 6, hãy lập ra một danh sách 3 ưu tiên cho bản thân: sự nghiệp, quan hệ xã hội, cuộc sống cá nhân. Mỗi một danh sách sẽ có một vài việc đáng để làm. Chỉ cần một danh sách ngắn, mỗi danh sách liệt kê ra 2-3 chuyện, chúng sẽ giúp bạn nhìn ra tuần sau nên lên kế hoạch ra sao.

Có thể đối với một vài người, đây không phải việc dễ dàng khi bạn có mấy đứa con phải chăm sóc, việc bớt ra thời gian để tham gia các lớp ngoại khóa hay ca hát nhảy múa là điều không dễ dàng. Tôi biết nó sẽ rất khó, nhưng tôi muốn cho các bạn thấy một vài con số có thể sẽ làm thay đổi suy nghĩ của bạn.

Chúng ta mỗi tuần có 168 tiếng đồng hồ (24*7). Nếu bạn có một công việc toàn thời gian, 1 tuần 40 tiếng, mỗi tối ngủ 8 tiếng, vậy 1 tuần là 56 tiếng, vậy thì chúng ta còn dư ra 72 tiếng để làm những việc khác. Đây là một quãng thời gian khá dài. Giả sử bạn nói một tuần làm việc 50 tiếng, vậy thì bạn vẫn còn 60 tiếng để đi làm việc khác, hay mỗi tuần làm việc 60 tiếng thì vẫn còn 52 tiếng đi làm việc khác. Còn bạn nói một tuần bạn làm việc hơn 60 tiếng, thì... bạn chắc chứ?

Từng có một nghiên cứu so sánh thời gian làm việc ước tính và thời gian làm việc thực tế của một người, nghiên cứu phát hiện ra những người nói mình làm việc hơn 75 tiếng đồng hồ thì có tới 25 tiếng là ngộ nhận.

Bất luận ra sao, trong 168 tiếng đồng hồ trong 1 tuần, chúng ta đều có thể bớt ra thời gian để đi làm việc mà mình muốn. Bạn muốn dành thời gian cho con cái, muốn dành thời gian để chuẩn bị cho kì sát hạch hay dành thời gian để tập thể dục thể thao, đi ca hát nhảy múa... miễn là bạn muốn thì mọi thứ đều có thể, dù thời gian làm việc của bạn có vượt qua mức thông thường.


Lời kết:
Bạn biết không? Chúng ta căn bản không cần bỏ ra quá nhiều thời gian đi hoàn thành một mục tiêu lớn, khi chúng ta có một chút thời gian rảnh rỗi, chúng ta sẽ làm gì? Cầm điện thoại lên và lướt, có đúng không? Hoặc là nằm dài ra cả ngày, xem liên tiếp mấy chục tập phim...

Nhớ rằng, mỗi một khoảnh khắc đều mang trong mình một tiềm năng vô tận.

Bạn có thể tận dụng quãng thời gian rảnh rỗi hiếm hoi đi làm những việc đem lại niềm vui cho mình, chẳng hạn như đọc một quyển sách hay khi đang ngồi xe buýt trên đường đi làm... hoặc nếu bạn bận quá không thể ăn tối cùng cả nhà, vậy thì hãy thử ăn sáng cùng họ...

Tôi tin rằng chúng ta ai cùng có cho mình một kho báu thời gian, vấn đề là bạn có muốn đi làm một việc gì đó hay không mà thôi. Khi làm một việc mà mình yêu thích, bạn sẽ thấy thời gian trôi qua rất nhanh.

Khi chúng ta tìm thấy được việc quan trọng, việc mình muốn làm, chúng ta có thể dùng thời gian của mình để sống cuộc sống mà mình mong muốn.

Nguồn: Cafebiz

Bài viết cùng danh mục